Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Tác dụng và một số bài thuốc hay từ Hoa Cúc (Cúc Hoa)

Hoa Cúc có tác dụng trị chóng mặt, đầu đau, mắt đỏ, hoa mắt các chứng du phong do phong nhiệt ở Can gây nên, nặng một bên đầu (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Một số bài thuốc hay từ Hoa Cúc:

+ Trị chóng mặt, uống lâu làm nhan sắc đẹp, không gìa: Bạch cúc chọn vào ngày 9-9 (âm lịch), lấy hoa 2 cân, Phục linh một cân, tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu nóng, ngày 3 lần (Thái Thanh Kinh Bảo phương).

+ Trị đàn ông, đàn bà bị chứng đầu phong lâu ngày không bớt, choáng váng, tóc khô tóc rụng, đàm nghẹt trong ngực, mỗi lần lên cơn là chóng mặt, hoa mắt, lảo đảo muốn té, lên cơn khi thay đồi thơi tiết: Trước hết, cứu 2 huyệt Phong trì 14 tráng, đồng thời uống 'Bạch Cúc Hoa Tửu’. Chế rượu bằng cách vào lúc cuối xuân, đầu hè dùng ngọn, thân, hoa Cúc mềm, phơi âm can, tán bột. Mỗi lần uống 1 muỗng lúc đói vớ'i rượu ngày vài lần, theo đó mà tăng thêm. Nếu không uống rượu được thì trộn nước cháo uống. Cũng trị như trên, vào tháng 8, mùa thu, hái hoa, phơi trong râm cho khô, dùng 3 cân gói trong lụa, bỏ vào ngâm với 3 đấu rượu, ngâm 7 ngày, Mỗi ngày uống 3 lần, uống hơi say là được (Bạch Cúc Hoa Tửu - Thiên Bảo Đơn phương).

+ Trị đầu đau do phong nhiệt: Cúc hoa, thạch cao, Xuyên khung, đều 12g. tán bột. Mỗi lần uống 6g với nước trà (Giản Tiện Đơn phương).

+ Trị thái âm phong ôn, ho, sốt, hơi khát: Hạnh nhân 8g, Liên kiều 6g, Bạc hà 3,2g, Tang diệp 10g, Cúc hoa 4g, Cát cánh 8g, Cam thảo 3,2g, Vi căn 8g. sắc với 2 chén nước, còn 1 chén. Chia làm 3 lần uống (Tang Cúc Ẩm – Ôn Bệnh Điều Biện).

+ Trị phong thấp đau nhức ở gối, chân: Cúc hoa, Ngải diệp lâu năm, tán bột, trộn với hồ đắp lên trên gối, lâu ngày sẽ khỏi (Phù Thọ phương).

+ Trị ban đậu chạy vào mắt sinh ra màng mộng: Bạch cúc hoa, Cốc tinh thảo, Vỏ đậu xanh, lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, lấy 1 quả Thị, 1 chén cơm nếp, nấu cho đến khi cơm cạn thì ăn hết, ngày ăn 3 trái. Bệnh nhẹ ăn chừng 5 - 7 ngày, bệnh nặng dùng chừng nửa tháng (Nhân Trai Trực Chỉ Phương Luận).

+ Trị mắt có màng mộng sau khi bị bệnh: Bạch Cúc hoa, Thuyền thoái, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 2-12g trộn với một ít mật, sắc uống (Cấp Cứu phương)

+ Trị âm hộ sưng đau: Cúc hoa ngọn non, gĩa nát, sắc lấy nước xông, còn nước dùng để rửa (Thế Y Đắc Hiệu phương)

+ Trị say rượu không tỉnh: lấy Cúc hoa tán bột, uống (Ngoại Đài Bí Yếu).

+ Trị hoa mắt, chóng mặt: Cam cúc hoa 1 cân, Hồng tiêu (bỏ mắt) 240g, tán bột, trộn với nước Địa hoàng, làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước trước khi đi ngủ (Song Mỹ Hoàn - Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương)

+ Trị đinh nhọt sưng đau: rễ Cúc hoa 1 nắm, gĩa nát, vắt lấy nước uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Cam cúc hoa là thuốc chính trong việc khu phong, phong mộc thông với can, can khai khiếu ở mắt, vậy nó là thuốc chủ yếu trị sáng mắt, thường dùng với Địa hoàng, Hoàng Bá, Câu kỷ tử, Bạch tật lê, Ngũ vị tử, Sơn thù du, Đương quy, Linh dương giác, Gan dê (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị Can Thận đều hư, mắt đau, thêm Quyết minh tử, Mộc tặc thảo, Cốc tinh thảo, Sài hồ, có thể khử màng mộng ở mắt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị mắt đau do phong nhiệt: Cúc hoa, Hoàng liên, Hoàng cầm, Cam thảo, Sinh địa hoàng, Kinh giới tuệ, Quyết minh tử, Liên kiều, Cát cánh, Sài hồ, Xuyên khung, Khương hoạt, Đồng tiện (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Tri nhức đầu do huyết hư: Cúc hoa, Xuyên khung, Tế tân, Cảo bản, Đương quy, Sinh địa, Thục địa hoàng, Thiên môn, Mạch môn, Bạch thược dược, Cam thảo, Đồng tiện (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Cúc hoa cùng với Câu kỷ tử, 2 vị bằng nhau, trộn với mật làm viên uống thì phòng được bệnh mắt, trúng phong và đinh nhọt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị đinh nhọt: Cam cúc để nguyên cả rễ, dùng sống, Tử hoa đia đinh, Ích mẫu thảo, Kim ngân hoa, Bán chi liên, Bối mẫu, Lên kiều, Sinh địa hoàng, Qua lâu căn, Bạch chỉ, Bạch cập, Thương nhĩ tử, Hạ khô thảo. Nếu bệnh nặng quá thì dùng ‘Thiềm Tô Hoàn’ để phát hãn. Nếu táo bón sau khi ra mồ hôi: dùng ‘Ngọc Xu Đơn’ để uống cho hạ, nếu không có Ngọc Xu Đơn, lấy Đại kích thêm Tảo hưu, Táo nhục làm viên, uống 12g sẽ xổ ngay. Kiêng Cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị phong ôn giai đoạn đầu, hơi lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ, mắt đau: Cúc hoa 12g, Tang diệp 8g, Câu đằng 8g, Liên kiều 4g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Xa tiền thảo 12g. Sắc uống (Tang Cúc Câu Liên Hợp Tễ Gia Giảm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị phong nhiệt do Can kinh, mắt đỏ, mắt sưng đau: Cúc hoa 12g, Bạch tật lê 12g, Khương hoạt 2g, Mộc tặc 12g, Thuyền thoái 3,2g. Sắc uống (Cúc Hoa Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị Can Thận đều hư, nhìn kém: Thục địa 20g, Sơn dược 16g, Phục linh, Trạch tả, Đơn bì, Sơn thù du, Cúc hoa, Câu kỷ mỗi thứ 12g, tán bột, trộn mật làm viên uống (Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị đinh nhọt, mụn nhọt có mủ: Bạch cúc hoa 160g, Cam thảo 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Một số hình ảnh đẹp về hoa Thạch Thảo

Ngắm nhìn hình ảnh những bông hoa Thạch Thảo đẹp mê hồn cho những ai thích cảm giảm êm dịu, hiền hòa, mộc mạc nhưng đầy quyến rũ.
Thạch thảo hay mọc thành bụi, nhiều bông với cánh nhỏ xíu xoè rộng ra. Hoa Thạch thảo có ba màu chính: tím, hồng, trắng. Thạch thảo có nguồn gốc từ nước Ý, ngày nay được lai tạo thêm thành loại hoa cánh kép rất đẹp. Tại châu Âu, Thạch thảo tượng trưng cho tình yêu và vẻ đẹp mềm mại, thanh tú, nữ tính. Đôi khi Thạch thảo cũng tượng trưng cho sự chính chắn vì nó thường nở vào cuối Thu, khi mà đa số các loại hoa khác đã tàn.



















Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Một số hình ảnh đẹp về hoa gạo tháng 3

Tháng Ba ở quê đẹp lắm! Đây đó là màu xanh trong hiền hòa của dòng sông lượn quanh theo triền đê, là màu xanh của tre, của lúa… nhưng có lẽ đẹp nhất, rực rỡ nhất và dễ làm lòng người xao xuyến vẫn là màu đỏ của loài hoa chỉ nở vào tháng Ba: hoa gạo.

Hoa gạo (còn gọi là hoa Mộc miên, Pơ lang) thường nở vào dịp tháng 3 âm lịch, đóa hoa to, dầy và đỏ thắm báo hiệu trời chuyển vào hè. Bầy chào mào loách choách bay về hút mật ngọt trong năm cánh hoa làm cả một góc phố phường sáng bừng, ồn ã. Hoa thắp đỏ một khoảng trời, rồi lặng lẽ xoay tròn trên không trung, gieo mình theo cơn gió, hoa lìa cành vẫn giữ nguyên sắc đỏ.
Ý nghĩa hoa gạo
Dưới đây là một số hình ảnh đẹp về hoa gạo tháng 3 mời các bạn thưởng thức cùng Blog hoa đẹp nhé

















Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Top 8 loài hoa được ưa thích nhất 2016

Những bông hoa là những điều ngọt ngào nhất mà thiên nhiên trao cho loài người và không quên đặt cả tâm hồn vào đó. Thật vậy, tạo hóa đã sáng tạo ra vô vàn loài hoa với nhiều vẻ đẹp khác nhau, có thể nói thiên nhiên là nghệ sỹ của muôn nghệ sỹ. Dưới đây là top 8 loài hoa được đánh giá sẽ được mọi người yêu thích nhiều hơn trong năm 2016.

1. Hoa thiên điểu
Thiên điểu hay hoa chim thiên đường (danh pháp hai phần: Strelitzia reginae) là một loại cây thân thảo sống nhiều năm, thuộc chi Thiên điểu họ Chuối rẻ quạt. Cây này có nguồn gốc từ các nước miền nam châu Phi và châu Mỹ nhiệt đới. Tên khoa học của nó là để tưởng nhớ tới Charlotte của Mecklenburg-Strelitz, hoàng hậu của vua George III của Anh.

Thân cây cao khoảng 2 m (6,5 ft), rễ chùm, thân lá to hình bầu dục, hình kim hoặc hình trứng, có cuống dài, mọc đối xếp thành 2 hàng, dài khoảng 25–70 cm (10-28 inch), phiến lá rộng 10–30 cm (4-12 inch), cuống lá dài tới 1 m (40 inch). Các lá thường xanh này tạo thành một tán lá hình quạt. Hoa mọc phía trên tán lá, trên đỉnh của một cuống dài. Bao hoa gần như vuông góc với thân cây, làm cho bề ngoài của nó giống như đầu và mỏ chim, tạo thành chỗ đậu vững vàng cho các loài chim hút mật thụ phấn cho hoa. Hoa bao gồm ba lá đài màu da cam rực rỡ, ba cánh hoa màu lam ánh tía. Tràng hoa màu lam sẫm, nhụy màu trắng. Hai trong số ba cánh hoa hợp cùng nhau tạo thành tuyến mật hình mũi tên.
Cây hoa thiên điểu là cây chiếu sáng dài, ưa nắng, sợ ánh sáng trực tiếp. Cây nên trồng nơi ẩm ướt, thoáng gió, tránh ngập nước, không ưa rét, sợ sương muối. Cây thường nở hoa vào mùa xuân (ở nơi xuất xứ).

2. Hoa loa kèn
Loa kèn sông Nin (danh pháp hai phần: Zantedeschia aethiopica, đồng nghĩa Calla aethiopica L., Richardia africana Kunth, Richardia aethiopica (L.) Spreng., Colocasia aethiopica (L.) Spreng. ex Link) là một loài trong họ Araceae, bản địa ở phía nam châu Phi ở Lesotho, Nam Phi, và Swaziland.[1] Loài này được trồng làm cảnh.
3. Hoa thược dược
Thược dược (danh pháp khoa học: Dahlia, đồng nghĩa: Georgina) là tên gọi của một chi cây lâu năm thân củ rậm rạp, nở hoa về mùa hè và mùa thu, có nguồn gốc ở Mexico và tại đây chúng là quốc hoa. Năm 1872 một hộp cây thược dược non đã được gửi từ Mexico tới Hà Lan.

Chỉ có một cây sống sót sau chuyến đi, nhưng nó đã tạo ra các bông hoa đỏ ngoạn mục với các cánh hoa nhọn. Các vườn ươm đã nhân giống loài cây này, khi đó được đặt tên khoa học là Dahlia juarezii với các loài thược dược được phát hiện sớm hơn và những giống này là tổ tiên của tất cả các loại thược dược lai ngày nay. Kể từ đó, các nhà nhân giống thực vật đã tích cực trong việc nhân giống thược dược để tạo ra hàng trăm giống mới, thông thường được chọn vì các bông hoa có màu sắc lộng lẫy của chúng.

4. Hoa lan
Hoa lan được người tiêu dùng ưa chuộng vì vẻ đẹp đặc sắc và các hình thức đa dạng của chúng. Cũng giống như cây lan, hoa lan hầu như có tất cả các màu trong cầu vồng và những kết hợp của các màu đó. Hoa lan nhỏ nhất chỉ bằng hạt gạo trong khi hoa lan lớn nhất có đường kính khoảng 1 m.

Đa số các loại hoa lan được bán rộng rãi trên thị trường thường không có hương thơm nhưng trong tự nhiên có rất nhiều loại hoa lan có mùi thơm đặc trưng. Vanilla là một loại hoa lan mà hương thơm được dùng trong các loại ẩm thực của thế giới và có nguồn gốc từ Mexico; trong khi đó có các loại hoa lan tỏa ra mùi như thịt bị hỏng để hấp dẫn các côn trùng.

5. Hoa Lạc tiên
Lạc tiên, còn gọi là cây lạc, người dân Nam Bộ gọi là cây/dây nhãn lồng, dây chùm bao, (danh pháp hai phần: Passiflora foetida), thuộc Họ Lạc tiên (Passifloraceae), là một loại cây có lá và quả ăn được. Cây có nguồn gốc từ tây nam Hoa Kì, Mexico, vùng Caribe, Trung Mỹ và Nam Mỹ.

Loài lạc tiên này được du nhập vào các vùng nhiệt đới trên toàn thế giới[3] như Đông Nam Á và Hawaii. Đây là một loài dây leo có quả ăn được

Hồng hay hường là tên gọi chung cho các loài thực vật có hoa dạng cây bụi hoặc cây leo lâu năm thuộc chi Rosa, họ Rosaceae, với hơn 100 loài với màu hoa đa dạng, phân bố từ miền ôn đới đến nhiệt đới. Các loài này nổi tiếng vì hoa đẹp nên thường gọi là hoa hồng. Đa phần có nguồn gốc bản địa châu Á, số ít còn lại có nguồn gốc bản địa châu Âu, Bắc Mỹ, và Tây Bắc Phi. Các loài bản địa, giống cây trồng và cây lai ghép đều được trồng làm cảnh và lấy hương thơm. Đôi khi các loài này được gọi là tường vi.
7. Hoa tulip
Hoa tu-líp (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp tulipe) (danh pháp khoa học: Tulipa), còn được viết là tulip theo tiếng Anh, còn có tên gọi khác là uất kim hương (chữ Hán: 鬱金香), uất kim cương (biến âm của uất kim hương), là một chi thực vật có hoa trong họ Liliaceae.

Các loài Tulip vốn có nguồn gốc ở vùng Trung Đông, được đưa vào châu Âu vào thế kỷ XVI, từ Đế chế Ottoman và rất được ưa thích tại Hà Lan lúc bấy giờ và nó cũng chính là nguyên nhân gây ra việc đầu cơ củ tulip khi cầu vượt cung, “Hội chứng hoa tulip” là một thuật ngữ kinh tế ra đời sau thời kỳ bong bóng đầu cơ hoa tulip tan vỡ. Hiện nay hoa tulip được trồng ở khắp nơi trên thế giới. Hà Lan nổi tiếng là nước xuất khẩu hoa Tulip và có nhiều phong cảnh cánh đồng hoa tuyệt đẹp.
Có khoảng 150 loài đang phát triển tại Bắc Phi và châu Âu đến Trung Á và Đông Á. Nhiều giống lai được sử dụng làm cây cảnh ở các công viên và các khu vườn cũng như hoa cắt để trang trí.
Mùa hoa nở thường là vào tháng 4 đến tháng 5.

8. Hoa súng


Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa súng sông Nin, hay hoa sen như họ gọi nó. Súng xanh Ai Cập (Nymphaea caerulea), nở hoa vào buổi sáng và sau đó chìm xuống dưới mặt nước vào lúc chiều tối. Súng trắng Ai Cập (Nymphaea lotus) lại nở hoa vào buổi đêm và khép lại vào buổi sáng. Các dấu tích của cả hai loại hoa này đều được tìm thấy trong lăng mộ của Ramesses II

Ngắm cánh đồng hoa bluebonnet nở rực rỡ tại Texas

Dưới đây là những hình ảnh được độc giả Timmy chia sẻ những tấm hình được chụp tại các đồng cỏ xung quanh Bluebonnet Festival (Lễ hội hoa Bluebonnet - một loài hoa đặc trưng của bang Texas, Mỹ). 
Mời các bạn cùng ngắm những cánh đồng hoa tuyệt đẹp này.





Hãy ghé thăm Blog hoa đẹp mỗi ngày để được cập nhật những hình ảnh đẹp về các loài hoa. Chúc bạn có những giây phút thư giãn và thú vị.

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Những bài thuốc quý từ hoa quanh nhà không thể bỏ qua

Những loại hoa quen thuộc như hoa hướng dương, hoa sen, hoa hồng trắng, hoa ngọc lan, hoa cúc... cũng là nguyên liệu của những bài thuốc gia đình hữu ích.

Những bài thuốc từ hoa có thể chữa được nhiều bệnh thường gặp như: đau đầu, đau bụng kinh, tăng huyết áp, đau dạ dày, mất ngủ, ho gà, viêm phế quản, viêm khớp, lở loét...

1. Hoa hướng dương
Hoa hướng dương có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, giúp thần kinh hưng phấn tăng cường nhu động của ruột non, hạ sốt... Hoa hướng dương có thể chữa một số chứng bệnh:



Hoa hướng dương. Hình minh họa. Ảnh: Internet

- Chữa bệnh đau đầu, choáng váng: Một bông hoa hướng dương (khoảng 50g), thêm đường phèn vừa đủ, sắc uống.

- Chữa bệnh tăng huyết áp: dùng 50gr hoa hướng dương, 30gr râu ngô, sắc uống với đường phèn sắc lấy nước, uống ngày 2 lần.

- Chữa đau dạ dày, đau bụng: Lấy 100gr hoa hướng dương sắc nước uống trong ngày.

- Co rút cơ bắp: 60gr hoa hướng dương, 60gr thân cân thảo, 15gr mộc qua đem sắc uống.

2. Hoa sen

Trong Đông y, hoa sen có tính ấm, vị ngọt, đắng, vào hai kinh Tâm, và Can, có tác dụng làm cho tinh thần tỉnh táo, ích khí, công hiệu giải nhiệt độc, thanh tâm (làm mát tim), lương huyết, hoạt huyết, chỉ huyết, trừ thấp, khu phong.
Sử dụng các bài thuốc từ hoa sen có thể chữa được các bệnh: thương tích, thổ huyết, chảy máu cam, mụn nước, mẩn ngứa...

- Cách phổ biến nhất mọi người thường sử dụng là trà hoa sen: cho một đóa hoa sen khô cho vào bình, dùng nước sôi hãm, sau 2 phút, hoa sen giãn nở hết, cho thêm đường phèn vào, uống thay nước trà. Loại thức uống này có tác dụng bổ huyết, chữa mất ngủ.

- Khi bị mụn nước, dùng cánh hoa sen tươi giã nhỏ đắp vào chỗ mụn, mụn sẽ giảm. Nếu có nhọt độc, có thể cho muối vào giã nát cùng cánh sen, chườm lên mụn, nhọt độc sẽ giảm bớt.

Hoa sen không chỉ được dùng để uống như một loại trà, mà có có thể kết hợp với các loại thực phẩm, dùng trong bữa ăn hàng ngày: lấy cánh hoa sen tươi thái nhỏ xào cùng thịt gà có tác dụng an thai.

3. Hoa ngọc lan
Theo Đông y, hoa ngọc lan có tính hơi ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trị các chứng ho, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp... Các bài thuốc từ hoa ngọc lan thường sử dụng nụ hoa, phơi trong bóng râm để khô, bảo quản dùng dần.



Hoa ngọc lan. Hình minh họa. Ảnh: Internet

Các bài thuốc từ hoa ngọc lan:
- Chữa đau bụng kinh: 12g Hoa ngọc lan (chưa nở) 12g, sắc uống thay trà vào lúc sáng sớm, dùng liên tục trong khoảng 30 ngày.

- Chữa ho gà: 8 bông hoa ngọc lan, 10g lá chanh, 3g gừng, sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Uống trong 1 tuần.

- Chữa viêm phế quản: 7 bông hoa ngọc lan, 5 bông hoa hồng bạch, 15ml mật ong. Cho tất cả vào bát hấp cách thuỷ, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống từ 7-10 ngày.

- Tác dụng Thanh nhiệt, giải khát: Hoa ngọc lan 20g, đậu xanh 150g, đường phèn 50g. Cách chế biến: Đậu xanh rửa sạch, hoa ngọc lan tách từng cánh, rửa sạch, để ráo nước. Đậu xanh cho nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút cho nhừ rồi cho đường phèn vào, tắt lửa, rắc hoa ngọc lan vào rồi trộn đều là dùng được. Tác dụng thanh nhiệt tiêu thử, giải khát.

- Trà hoa ngọc lan:

Lấy 2 bông hoa ngọc lan, một thìa nước trà xanh. Hoa ngọc lan tách thành từng cánh, rửa sạch cho vào cốc. Đổ nước sôi vào, sau đó cho tiếp nước trà xanh vào, để ngấm khoảng 2 phút là uống được. Trà hoa ngọc lan có công dụng làm đẹp da, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn.

4. Hoa cúc
Hoa cúc có vị đắng, cay, có nhiều tác dụng: thanh nhiệt, giải nhiệt, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm mũi, hoa mắt, chóng mặt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ... Một số bài thuôc tiêu biểu từ hoa cúc:

- Cháo hoa cúc trắng, hạ khô thảo:
Hoa cúc trắng 12 g, lá dâu 10 g, hạ khô thảo 15 g, đậu vàng 30 g, gạo tẻ 50 g, đường phèn (hoặc đường kính trắng) vừa đủ. Cúc trắng, lá dâu, hạ khô thảo rửa sạch, đun lấy nước, bỏ bã; cho gạo tẻ, đậu vàng, đường phèn vào cũng nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn 2 lần khi cháo còn ấm.

Công dụng:
thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với người đau mắt đỏ, miệng đắng, mắt chói, cao huyết áp. Những người vị hư hàn, tiêu chảy mạn tính không được dùng.

- Tác dụng an thần: dùng cánh hoa cúc phơi vài nắng cho khô, sau đó cho vào gối ngủ, chữa được bệnh cao huyết áp, chóng mặt, mất ngủ, đỏ mắt do làm việc với máy tính nhiều…

- Chữa bệnh viêm khớp, đau đầu gối: cho khoảng 100gr hoa cúc vào một chiếc túi vả nhỏ, mỗi khi đau, chỉ cần hấp nóng túi hoa cúc, chườm vào gối, bệnh sẽ đỡ.

- Làm đẹp bằng Trà hoa cúc trắng: Lấy 5 lạng hoa cúc trắng, 5 lạng phục linh trộn đều, nghiền mịn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 6 g uống với nước ấm. Trà này có công dụng làm nhuận da khiến da trở nên hồng hào.

Có thể lấy 3 bông cúc trắng khô, vài lá trà xanh, đường phèn đủ dùng để hãm uống. Trà này có công dụng thanh nhiệt, giải độc.

- Kem hoa cúc: Mùa hè làm kem ở nhà, ngoài các vị quen thuộc như dâu, chuối… có thể xay hoa cúc trộn cùng các nguyên liệu, bạn sẽ có món kem mùi vị rất ngon và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

5. Hoa hồng
- Chữa mất ngủ: Hoa hồng tươi 50 g (hoặc dùng 15 g), 500gr tim lợn, 50gr muối tinh 50 g, gia vị vừa đủ. Cho hoa hồng và muối tinh vào nồi, đổ nước sắc trong 10 phút, để nguội. Tim lợn rửa sạch, thái miếng, để ráo nước rồi nhúng vào nước thuốc nhiều lần, vừa nhúng vừa nướng trên bếp than hoặc lò nướng cho đến khi chín là được, ăn nóng.

Hoa hồng trắng. Hình minh họa. Ảnh: Internet


- Chữa ho trẻ em: Lấy cánh 1 bông hoa hồng trắng còn tươi, một quả quất chín, nửa thìa đường hoặc mật ong. Cho tất cả vào chén nhỏ, hấp cơm hoặc chưng cách thuỷ. Đem ra nghiền nát, trộn đều rồi gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

- Chống táo bón: Hoa hồng trắng còn tươi hoặc 20 - 40 gr hoa khô, hãm với 100 ml nước sôi trong 15 - 20 phút, thêm nửa thìa mật ong hoặc đường, uống 2 - 3 lần trước bữa ăn.

- Chữa rộp lưỡi, loét lợi, lở miệng: Ngâm bột hoa hồng đỏ 5 gr với 25 ml rượu trắng trong 24 giờ. Đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi, đến khi còn sền sệt thì cho thêm 30 gr mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều rồi để nguội. Dùng tăm bông sạch thấm thuốc bôi vào chỗ đau, ngày 2 - 4 lần.

- Làm đẹp da: Dùng cánh hoa cho vào nước đun sôi. Lấy nước đó pha tắm. Làm kiên trì, da sẽ mịn màng, tươi mát.

- Trà hoa hồng nhung: Lấy 5 g hoa hồng nhung khô, 5 g hoa táo khô, một thìa đường phèn. Tráng 2 loại hoa trên với nước sạch rồi cho vào cốc. Đổ nước sôi vào, đợi hoa mở cánh, có mùi thơm thì cho thêm dường phèn vào uống. Trà này có công dụng thúc đẩy tiêu hóa, bổ máu, tán ứ huyết.

5. Lưu ý khi dùng các bài thuốc từ hoa:

- Với các bài thuốc dùng hoa như uống trà (trà hoa): nên dùng búp hoa hoặc hoa mới chớm nở, ngắt bỏ đài và cuống hoa, lật úp xuống rồi đem phơi hoặc sấy thật khô, đựng trong lọ kín để dùng dần. Khi dùng, lấy ra một lượng thích hợp đem hãm trực tiếp với nước sôi trong bình kín, sau chừng 10 - 20 phút thì có thể dùng được, uống thay trà trong ngày, có thể cho thêm một chút đường phèn, đường đỏ hoặc mật ong cho dễ uống.

- Khi dùng hoa tươi, nên rửa thật sạch và ngâm nước muối pha loãng để loại bỏ hết các chất bẩn bám quanh cánh hoa

- Nếu sử dụng hoa khô, nên rửa sơ qua nước sôi để đảm bảo vệ sinh.

- Nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách thức sử dụng để đạt được hiệu quả mong muốn.

- Hoa có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, phá huyết, ứ khứ (như đào, hồng, nguyệt lý, linh lăng, phượng tiên) không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh, huyết ra nhiều.

- Những người có cơ địa dị ứng cần rất thận trọng khi dùng các bài thuốc từ hoa.

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Đắm mình cùng những cánh đồng hoa cải trắng tại cao nguyên Mộc Châu

Một trong những nét quyến rũ nhất của du lịch Mộc Châu khi trời đất sang thu đó là sắc trắng của hoa cải trải rộng khắp không gian, tạo nên một khung cảnh thần tiên, lãng mạn.
Hoa cải trắng ở Mộc Châu thường nở vào đầu tháng 11.Không giống như ở Hà Nội, các vựa hoa chỉ bao bọc trong một cánh đồng nhỏ, ở Mộc Châu, hoa được trồng kín cả một quả đồi, kéo dài từ thung lũng này đến chân núi nọ, khắp không gian rộng lớn được phủ bằng một màu trắng tinh khôi của hoa cải.
Hoa lê trắng Mộc Châu | Danh sách Quốc hoa của các nước

Dưới đây là một số hình ảnh về những cánh đồng hoa cải trắng bát ngát trên cao nguyên Mộc Châu








Hãy ghé thăm Hoadẹpblog.blogspot.com mỗi ngày để được cập nhật những hình ảnh đẹp về các loài hoa. Chúc bạn có những giây phút thư giãn và thú vị.