Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Những bài thuốc quý từ hoa quanh nhà không thể bỏ qua

Những loại hoa quen thuộc như hoa hướng dương, hoa sen, hoa hồng trắng, hoa ngọc lan, hoa cúc... cũng là nguyên liệu của những bài thuốc gia đình hữu ích.

Những bài thuốc từ hoa có thể chữa được nhiều bệnh thường gặp như: đau đầu, đau bụng kinh, tăng huyết áp, đau dạ dày, mất ngủ, ho gà, viêm phế quản, viêm khớp, lở loét...

1. Hoa hướng dương
Hoa hướng dương có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, giúp thần kinh hưng phấn tăng cường nhu động của ruột non, hạ sốt... Hoa hướng dương có thể chữa một số chứng bệnh:



Hoa hướng dương. Hình minh họa. Ảnh: Internet

- Chữa bệnh đau đầu, choáng váng: Một bông hoa hướng dương (khoảng 50g), thêm đường phèn vừa đủ, sắc uống.

- Chữa bệnh tăng huyết áp: dùng 50gr hoa hướng dương, 30gr râu ngô, sắc uống với đường phèn sắc lấy nước, uống ngày 2 lần.

- Chữa đau dạ dày, đau bụng: Lấy 100gr hoa hướng dương sắc nước uống trong ngày.

- Co rút cơ bắp: 60gr hoa hướng dương, 60gr thân cân thảo, 15gr mộc qua đem sắc uống.

2. Hoa sen

Trong Đông y, hoa sen có tính ấm, vị ngọt, đắng, vào hai kinh Tâm, và Can, có tác dụng làm cho tinh thần tỉnh táo, ích khí, công hiệu giải nhiệt độc, thanh tâm (làm mát tim), lương huyết, hoạt huyết, chỉ huyết, trừ thấp, khu phong.
Sử dụng các bài thuốc từ hoa sen có thể chữa được các bệnh: thương tích, thổ huyết, chảy máu cam, mụn nước, mẩn ngứa...

- Cách phổ biến nhất mọi người thường sử dụng là trà hoa sen: cho một đóa hoa sen khô cho vào bình, dùng nước sôi hãm, sau 2 phút, hoa sen giãn nở hết, cho thêm đường phèn vào, uống thay nước trà. Loại thức uống này có tác dụng bổ huyết, chữa mất ngủ.

- Khi bị mụn nước, dùng cánh hoa sen tươi giã nhỏ đắp vào chỗ mụn, mụn sẽ giảm. Nếu có nhọt độc, có thể cho muối vào giã nát cùng cánh sen, chườm lên mụn, nhọt độc sẽ giảm bớt.

Hoa sen không chỉ được dùng để uống như một loại trà, mà có có thể kết hợp với các loại thực phẩm, dùng trong bữa ăn hàng ngày: lấy cánh hoa sen tươi thái nhỏ xào cùng thịt gà có tác dụng an thai.

3. Hoa ngọc lan
Theo Đông y, hoa ngọc lan có tính hơi ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trị các chứng ho, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp... Các bài thuốc từ hoa ngọc lan thường sử dụng nụ hoa, phơi trong bóng râm để khô, bảo quản dùng dần.



Hoa ngọc lan. Hình minh họa. Ảnh: Internet

Các bài thuốc từ hoa ngọc lan:
- Chữa đau bụng kinh: 12g Hoa ngọc lan (chưa nở) 12g, sắc uống thay trà vào lúc sáng sớm, dùng liên tục trong khoảng 30 ngày.

- Chữa ho gà: 8 bông hoa ngọc lan, 10g lá chanh, 3g gừng, sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Uống trong 1 tuần.

- Chữa viêm phế quản: 7 bông hoa ngọc lan, 5 bông hoa hồng bạch, 15ml mật ong. Cho tất cả vào bát hấp cách thuỷ, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống từ 7-10 ngày.

- Tác dụng Thanh nhiệt, giải khát: Hoa ngọc lan 20g, đậu xanh 150g, đường phèn 50g. Cách chế biến: Đậu xanh rửa sạch, hoa ngọc lan tách từng cánh, rửa sạch, để ráo nước. Đậu xanh cho nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút cho nhừ rồi cho đường phèn vào, tắt lửa, rắc hoa ngọc lan vào rồi trộn đều là dùng được. Tác dụng thanh nhiệt tiêu thử, giải khát.

- Trà hoa ngọc lan:

Lấy 2 bông hoa ngọc lan, một thìa nước trà xanh. Hoa ngọc lan tách thành từng cánh, rửa sạch cho vào cốc. Đổ nước sôi vào, sau đó cho tiếp nước trà xanh vào, để ngấm khoảng 2 phút là uống được. Trà hoa ngọc lan có công dụng làm đẹp da, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn.

4. Hoa cúc
Hoa cúc có vị đắng, cay, có nhiều tác dụng: thanh nhiệt, giải nhiệt, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm mũi, hoa mắt, chóng mặt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ... Một số bài thuôc tiêu biểu từ hoa cúc:

- Cháo hoa cúc trắng, hạ khô thảo:
Hoa cúc trắng 12 g, lá dâu 10 g, hạ khô thảo 15 g, đậu vàng 30 g, gạo tẻ 50 g, đường phèn (hoặc đường kính trắng) vừa đủ. Cúc trắng, lá dâu, hạ khô thảo rửa sạch, đun lấy nước, bỏ bã; cho gạo tẻ, đậu vàng, đường phèn vào cũng nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn 2 lần khi cháo còn ấm.

Công dụng:
thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với người đau mắt đỏ, miệng đắng, mắt chói, cao huyết áp. Những người vị hư hàn, tiêu chảy mạn tính không được dùng.

- Tác dụng an thần: dùng cánh hoa cúc phơi vài nắng cho khô, sau đó cho vào gối ngủ, chữa được bệnh cao huyết áp, chóng mặt, mất ngủ, đỏ mắt do làm việc với máy tính nhiều…

- Chữa bệnh viêm khớp, đau đầu gối: cho khoảng 100gr hoa cúc vào một chiếc túi vả nhỏ, mỗi khi đau, chỉ cần hấp nóng túi hoa cúc, chườm vào gối, bệnh sẽ đỡ.

- Làm đẹp bằng Trà hoa cúc trắng: Lấy 5 lạng hoa cúc trắng, 5 lạng phục linh trộn đều, nghiền mịn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 6 g uống với nước ấm. Trà này có công dụng làm nhuận da khiến da trở nên hồng hào.

Có thể lấy 3 bông cúc trắng khô, vài lá trà xanh, đường phèn đủ dùng để hãm uống. Trà này có công dụng thanh nhiệt, giải độc.

- Kem hoa cúc: Mùa hè làm kem ở nhà, ngoài các vị quen thuộc như dâu, chuối… có thể xay hoa cúc trộn cùng các nguyên liệu, bạn sẽ có món kem mùi vị rất ngon và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

5. Hoa hồng
- Chữa mất ngủ: Hoa hồng tươi 50 g (hoặc dùng 15 g), 500gr tim lợn, 50gr muối tinh 50 g, gia vị vừa đủ. Cho hoa hồng và muối tinh vào nồi, đổ nước sắc trong 10 phút, để nguội. Tim lợn rửa sạch, thái miếng, để ráo nước rồi nhúng vào nước thuốc nhiều lần, vừa nhúng vừa nướng trên bếp than hoặc lò nướng cho đến khi chín là được, ăn nóng.

Hoa hồng trắng. Hình minh họa. Ảnh: Internet


- Chữa ho trẻ em: Lấy cánh 1 bông hoa hồng trắng còn tươi, một quả quất chín, nửa thìa đường hoặc mật ong. Cho tất cả vào chén nhỏ, hấp cơm hoặc chưng cách thuỷ. Đem ra nghiền nát, trộn đều rồi gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

- Chống táo bón: Hoa hồng trắng còn tươi hoặc 20 - 40 gr hoa khô, hãm với 100 ml nước sôi trong 15 - 20 phút, thêm nửa thìa mật ong hoặc đường, uống 2 - 3 lần trước bữa ăn.

- Chữa rộp lưỡi, loét lợi, lở miệng: Ngâm bột hoa hồng đỏ 5 gr với 25 ml rượu trắng trong 24 giờ. Đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi, đến khi còn sền sệt thì cho thêm 30 gr mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều rồi để nguội. Dùng tăm bông sạch thấm thuốc bôi vào chỗ đau, ngày 2 - 4 lần.

- Làm đẹp da: Dùng cánh hoa cho vào nước đun sôi. Lấy nước đó pha tắm. Làm kiên trì, da sẽ mịn màng, tươi mát.

- Trà hoa hồng nhung: Lấy 5 g hoa hồng nhung khô, 5 g hoa táo khô, một thìa đường phèn. Tráng 2 loại hoa trên với nước sạch rồi cho vào cốc. Đổ nước sôi vào, đợi hoa mở cánh, có mùi thơm thì cho thêm dường phèn vào uống. Trà này có công dụng thúc đẩy tiêu hóa, bổ máu, tán ứ huyết.

5. Lưu ý khi dùng các bài thuốc từ hoa:

- Với các bài thuốc dùng hoa như uống trà (trà hoa): nên dùng búp hoa hoặc hoa mới chớm nở, ngắt bỏ đài và cuống hoa, lật úp xuống rồi đem phơi hoặc sấy thật khô, đựng trong lọ kín để dùng dần. Khi dùng, lấy ra một lượng thích hợp đem hãm trực tiếp với nước sôi trong bình kín, sau chừng 10 - 20 phút thì có thể dùng được, uống thay trà trong ngày, có thể cho thêm một chút đường phèn, đường đỏ hoặc mật ong cho dễ uống.

- Khi dùng hoa tươi, nên rửa thật sạch và ngâm nước muối pha loãng để loại bỏ hết các chất bẩn bám quanh cánh hoa

- Nếu sử dụng hoa khô, nên rửa sơ qua nước sôi để đảm bảo vệ sinh.

- Nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách thức sử dụng để đạt được hiệu quả mong muốn.

- Hoa có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, phá huyết, ứ khứ (như đào, hồng, nguyệt lý, linh lăng, phượng tiên) không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh, huyết ra nhiều.

- Những người có cơ địa dị ứng cần rất thận trọng khi dùng các bài thuốc từ hoa.

Socializer Widget By Blogger Yard
SOCIALIZE IT →
FOLLOW US →
SHARE IT →

0 nhận xét:

Đăng nhận xét